HƯỚNG DẪN LÍ THUYẾT


“XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING”

PHẦN MỞ ĐẦU
Khái niệm bài giảng E-learning:
    Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC.

Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp.


Chúng ta hiểu tổng quát một bài giảng e-learning bao gồm bài trình chiếu kết hợp âm thanh lời giảng của giáo viên kết hợp với hệ thống bài tập để học sinh có thể tự học tập và theo dõi lại tiết học qua bài giảng e-learning của giáo viên. Sau đây tôi xin giới thiệu cách tạo bài giảng E-learning từ Powerpoint.


PHẦN NỘI DUNG

I. Gợi ý cấu trúc bài giảng e-learning dự thi
 (Mẫu theo Quyết định số 1878/QĐ-BGDĐT ngày 02/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Phần đầu:  trang bìa của bài dự thi phải đầy đủ các thông tin theo mẫu sau đây:
Mục tin
Ví dụ về trang bìa bài dự thi
Thông tin cuộc thi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế
bài giảng e-Learning năm học 2016 – 2017
------------------

--------------------
Tiêu đề bài dự thi
Bài giảng: …………………………………
Chủ đề
Dư địa chí Việt Nam  hoặc Môn ……./Lớp ……….
Thông tin tác giả
Giáo viên: Nguyễn Văn A, Lê Văn B,..
Email
………….@angiang.gov.vn (hoặc ……@angiang.edu.vn)
                      (chỉ dùng email của cơ quan Nhà Nước cấp)
Điện thoại liên lạc
Điện thoại di động: ……………….
Đơn vị công tác
Trường ………………

Địa chỉ công tác
Số/Đường/Xã-Phường/Huyện/Thị/Thành, tỉnh An Giang

Tháng/năm
Tháng …./…….

2. Phần nội dung: trình bày theo kịch bản giảng dạy của giáo viên dự thi.

3. Phần cuối: Trang thông tin về tài liệu tham khảo và đường link tới các trang web tham khảo.
 Ngôn ngữ chính thức sử dụng trong bài giảng là tiếng Việt (trừ ra môn Ngoại ngữ) sử dụng bảng Unicode, phông chữ Times NewRoman, cỡ chữ 13, có thông tin của giáo viên (nhóm giáo viên không quá 3 giáo viên) và thông tin đơn vị; nội dung bài giảng có video ghi hình người giảng, video tư liệu, thực hiện thí nghiệm, thực hành, các trang trắc nghiệm tương tác để củng cố kiến thức, phù hợp với đối tượng người học, kích thích người học tích cực tư duy, tiếp thu nhanh chóng, chính xác nội dung bài giảng.

Phạm vi nội dung bài dự thi: phải hoàn chỉnh một nội dung cụ thể (tối thiểu là 1 tiết học trong chương trình giáo dục phổ thông, dư địa chí đảm bảo giới thiệu đầy đủ về một nội dung).

Bài giảng phải được xuất bản dưới dạng web, đọc được trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động (chuẩn HTML5).

      Bài dự thi được đóng gói cẩn thận và được lưu trên đĩa CD/USB/Ổ cứng hay bất kỳ thiết bị lưu trữ nào.

II. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại
HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI GIẢNG E - LEARNING
(Kèm theo Hướng dẫn số 39/HD-SGDĐT ngày 03/10/2016 của Sở GDĐT An Giang)
____________
Nội dung, tiêu chuẩn đánh giá
Điểm
I. Tính công nghệ (điều kiện tiên quyết)
30 điểm
1. Bài giảng e-Learning được xuất bản dưới dạng Web. Được đóng gói và lưu trên đĩa đúng theo hướng dẫn
15 điểm
2. Có ghi âm lời giảng của giáo viên, hỗ trợ người học xem ảnh minh họa hoặc clip giáo viên giảng bài khi cần thiết.
10 điểm
3. Sử dụng bộ Font chữ đúng theo hướng dẫn (bảng mã Unicode)
5 điểm
II. Nội dung
30 điểm
1. Có đủ phần mô tả tên tác giả, tên bài giảng, mục tiêu bài học và các nội dung trọng tâm của bài.
5 điểm
2. Bảo đảm tính hệ thống, làm rõ trọng tâm, chính xác, khoa học về nội dung và kiến thức bài giảng, có tính giáo dục cao
10 điểm
3. Tính sáng tạo, thiết thực, bám sát thực tế, khoa học và đổi mới
5 điểm
4. Tính hoàn thiện, đầy đủ của bài giảng theo chủ đề tương ứng
6 điểm
5. Tính rõ ràng trong trích dẫn nguồn tài liệu, học liệu tham khảo
4 điểm
III. Tính sư phạm và phương pháp truyền đạt
30 điểm
1. Đáp ứng được nhu cầu tự học của người học
5 điểm
2. Bài giảng lôi cuốn, dễ hiểu, dễ tiếp nhận
5 điểm
3. Tạo tình huống học tập
5 điểm
4. Có các câu hỏi tương tác để người học có thể tư duy, học một cách tích cực
10 điểm
5. Có nội dung kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu người học
5 điểm
IV. Nhận xét chung
10 điểm
1. Hiệu quả có thể mang lại cho người học, tính hấp dẫn của bài giảng.
5 điểm
2. Bài giảng có thể áp dụng đại trà, phổ biến trong các đơn vị trường học
5 điểm
TỔNG SỐ
100 điểm

III. Giới thiệu danh mục một số phần mềm soạn bài giảng e-Learning
(Theo Quyết định số 1878/QĐ-BGDĐT ngày 02/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
_____________
1.      Adobe Presenter (www.adobe.com);
2.      Articulate Presenter (http://www.articulate.com/);
3.      Adobe Captivate (http://www.adobe.com/products/captivate.html);
4.      Adobe Authorware (http://www.adobe.com/products/authorware/);
5.      iSpring (http://www.ispringsolutions.com);
6.      MS Producer, tải về từ http://edu.net.vn
7.      Raptivity (http://www.raptivity.com);
8.      eXe (http://exelearning.org);
9.      RELOAD (http://www.reload.ac.uk);
10. Udutu (http://www.udutu.com);
11. CourseLab (http://www.courselab.com);
12.  authorPoint (http://www.authorgen.com);
13. Tham khảo tài nguyên giáo dục
Trong các phần mềm trên nên sử dụng phần mềm Adobe Presenter vì phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. (Quá thuận lợi trong việc sử dụng vì chỉ thêm phần ứng dụng Presenter nữa là hoàn thành tốt bài giảng điện tử).

IV. Quy trình thiết kế bài giảng E_learning bằng Adobe presenter
1Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter
Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp.

Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình.
(Tất cả đều sử dụng các công cụ của Adobe Presenter)

Bước 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng.
Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng

2Cài đặt Adobe Presenter
Rất đơn giản, sau khi tải phần mềm về sẽ có một file
  
Hệ thống menu của Adobe presenter:
 - Publish: Xuất bản bài giảng như lên web, CD..
- Slide manager: quản lý các slide trình chiếu.
 - Presentation settings: thiết lập trình chiếu
 - Recorde audio: bật chế độ thu âm thanh
 - Import audio: đưa đoạn âm thanh vào bài giảng
- Sync audio: đồng bộ âm thanh với bài giảng
 - Edit audio: chỉnh sửa âm đoạn âm thanh cho khớp bài giảng
 - Capture video: Thu hình giáo viên giảng bài
- Import video: Đưa hình ảnh giáo viên vào bài giảng có sẵn
 - Edit video: sủa Video cho phù hợp với bài giảng
 - Insert flash: chèn flash
- Manage flash: quản lý các hình động của bài giảng
- Quiz manager: Quản lý câu hỏi trắc nghiệm trong bài giảng
 - Import quiz: nhập câu hỏi trắc nghiệm vào bài giảng
- Add new quiz: Thêm mới loại câu hỏi trắc nghiệm vào hệ thống.
 - Preferences: Thiết lập các thông tin về giáo viên giảng bài.

3.   Sử dụng phần mềm Adobe Presenter.
3.1 Thiết lập ban đầu cho bài giảng:
Nhấn vào nút lệnh sẽ cho màn hình sau:
Đặt title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback
Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất)
Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng nút lệnh . Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website khác).

Click vào đây để lựa chọn đối tượng cần chèn thêm.
File: Tệp tin trên máy
Link: Tệp tin từ website khác

3.2Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên
Vào menu Adobe Presenter chọn
Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, chúng ta tiến hành điền các thông tin như hướng dẫn bên dưới.

3.2.  Đưa bài trình chiếu vào chương trình
Khởi động powerpoint,  File/open chọn bài giảng cần đưa vào sau đó chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager
Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide.
Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần.
3.3.  Quay video giáo viên
Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam để ghi video. Để ghi hình và lời giảng của người giảng ta thao tác như sau:
Vào Adobe Presenter, chọn Capture Video, xuất hiện cửa sổ Capture Video như bên dưới:
            Sau khi kiểm tra kết nối webcam và Micro ta tiến hành các thiết lập trước khi ghi hình.
+ Chọn slide chèn video: Vào Attach to chọn slide cần chèn
+ Chọn vị trí sẽ chèn video: Vào As chọn slide video nếu muốn video chèn vào trang soạn thảo; chọn slidebar video nếu muốn chèn video ra bên ngoài trang soạn thảo.
+ Ghi âm lời giảng: Nếu muốn ghi hình và lời giảng của giáo viên, bạn tích vào ô Record Audio.
Tiến hành ghi hình:
+ Ghi hình: Nhấn vào nút star Recording để bắt đầu ghi hình. Trong quá trình ghi hình, để tạm dừng bạn nhấn vào nút Pause.
+ Kết thúc ghi hình: Để kết thúc ghi hình ta nhấn vào nút stop recording.
+ Để xem lại đoạn video đã ghi ta nhấn vào nút Play
+ Muốn lưu file video vừa ghi ta nhấn vào nút save Recording To File. Còn muốn xóa thì ta nhấn vào Delete the current recording.
+ Để hoàn tất và chèn vào slide đã chọn ta nhấn nút OK.

3.4. Ghi âm lời giảng
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau:

Ghi âm trực tiếp
Chèn tệp âm thanh đã có sẵn
Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide
Biên tập
            
Sau khi chọn Record Audio xuất hiện cửa sổ kiểm tra Micro như bên dưới:
            Khi xuất hiện thông báo Input Level Ok thì ta nhấn nút Ok, xuất hiện cửa sổ:
     Nhấn vào nút Previeous hoặc Next để tìm slide cần chèn âm thanh lời giảng vào.
     Nhấn chuột vào nút record Audio (nút tròn màu đỏ) để ghi âm thanh. Trong quá trình ghi âm, để tạm dừng ta nhấn vào nút Pause; để kết thúc nhấn vào Stop audio.
     Sau khi ghi âm, nhấn nút Play để nghe thử đoạn âm thanh. Nếu chấp nhận, nhấn OK để hoàn tất quá trình thu âm.
     Để ghi âm lời giảng chèn vào các trang khác ta tiến hành thao tác tương tự.

* Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:
1.   Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.
2.   Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import).

3.5. Chỉnh sửa đoạn video đã ghi hình
            Sau khi đã ghi hình giảng viên và chèn vào một slide bất kì, ta vẫn có thể tiến hành thao tác chỉnh sửa, cắt bớt một phần của đoạn video hoặc audio đã chèn vào đó. Để chỉnh sửa video ta vào Adobe Preseter rồi chọn Edit video (chỉnh audio thì chọn Edit Audio).

            Sau khi chọn Edit Video, một cửa sổ xuất hiện như bên dưới:
            Nếu trước khi chọn Edit ta đã chọn đúng slide chứa đoạn video đó rồi thì sẽ xuất hiện hình ảnh của video tương tự như trên hình minh họa. Còn nếu chưa chọn đúng slide chứa video thì tại cửa sổ Edit Video ta chọn Slide ở phần Edit on.
            Để cắt đoạn nào ta chỉ cần kéo con trượt ở đầu hoặc cuối rồi nhấn vào nút play để xem lại. Để chập nhận sửa đổi ta nhấn vào nút OK.

3.6. Chèn video/audio
            Adobe Presenter có chức năng hỗ trợ chèn các đoạn audio và video vào slide bài giảng. Để chèn được đoạn video vào ta cần chú ý là phần mềm chỉ hỗ trợ định dạng flv (do đó những đoạn video không thuộc định dạng này đều phải sử dụng phần mềm convert để chuyển đổi phim). Cách chèn như sau:

3.6.1. Chèn video
            Bước 1: Vào Adobe Presenter chọn Import Video sau đó chọn đến thư mục chứa phim cần chèn.
            Bước 2: Tại cửa sổ chọn đường dẫn phim  cần chèn ta chọn Slide cần chèn, chọn vị trí hiển thị cho phim là Slide Video (chèn phim trong slide bài giảng), hay Sidebar Video (Chèn phim ra bên ngoài Slide bài giảng – khi này ta sẽ không xem được phim khi trình chiếu Power Point).
            Bước 3: Nhấn chọn Open sau đó nhấn Ok để hoàn tất việc chèn phim. Muốn xem thử (trường hợp chèn chế độ Slide Video) ta nhấn biểu tượng trình chiếu của Power Point rồi kéo con trượt để trình chiếu phim.
3.6.2. Chèn Audio
            Bước 1: Vào Adobe Presenter, chọn Import Audio, chọn Slide cần chèn âm thanh vào, chọn nút Browse… để chèn âm thanh.
            Bước 2: Theo đường dẫn chọn đoạn âm thanh cần chèn (chú ý phần mềm chỉ hỗ trợ đoạn âm thanh có đuôi là mp3; wav) nhấn Open để hoàn tất chọn file cài đặt.
            Bước 3: Kiểm tra lại Slide cài đặt, nhấn Ok, rồi nhấn OK tiếp để hoàn thành. Đoạn âm thanh sau khi được chèn vào sẽ không thể nghe thấy khi trình chiếu Power Point. Muốn nghe thử ta có thể vào Adobe Prenseter, chọn Edit Audio, chọn slide tương ứng với đoạn âm thanh muốn nghe, nhấn nút tam giác màu xanh để nghe.
3.7. Đồng bộ âm thanh và văn bản
Bước 1: Tạo văn bản hoặc chèn ảnh vào slide
Bước 2: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng văn bản (mỗi đối tượng là một hiệu ứng), để chế độ On Click.
Bước 3: Chèn đoạn âm thanh hoặc ghi âm lời giảng vào slide cần đồng bộ.
Bước 4: Vào Adobe Presenter, chọn Sync Audio. Nhấn vào biểu tượng đồng hồ để nghe âm thanh, nếu muốn ảnh hoặc văn bản xuất hiện ở chỗ nào thì nhấn vào nút Next Animation ở dưới. Cứ vậy lặp lại thao tác để đồng bộ các đối tượng tiếp theo. Sau khi đồng bộ xong thì nhấn OK để hoàn tất.
Bước 5: Sửa đồng bộ:
- Để đồng bộ lại ta có thể lặp lại bước 4 để đồng bộ lại từ đầu.
-  Trường hợp muốn để đối tượng ảnh và văn bản khớp nhau khi xuất hiện ta có thể vào Edit Audio, tìm đến slide chứa đối tượng đồng bộ. Kéo con trượt đánh dấu slide cần nghe để sửa, nhấn nút Play (biểu tượng tam giác bên dưới). Để sửa đồng bộ nhấn chuột và giữ chuột trái kéo nút Click trên thanh công cụ đến vị trí có lời cần đồng bộ. Sau đó nhấn vào biểu tượng đĩa mềm để lưu lại và thoát khỏi cửa sổ.

3.8. Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz)
Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên cần khai thác để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager để tạo ra các Quiz (gói câu hỏi)

3.8.1. Việt hóa các thông báo, nút lệnh trong bài trắc nghiệm
            Để tiến hành Việt hóa các thông báo, ta chọn Quiz rồi chọn Edit, rồi lần lượt chọn các nút Question Review Messages Quiz Result Messages như hình dưới: 
            Để tiến hành thiết lập tỉ lệ điểm Đạt yêu cầu và số lần làm bài, ta chọn nút Pass or Fail Options rồi thiết lập % điểm đạt yêu cầu và số lần làm bài tại Allow user.
            Việt hóa cho nhãn Default Labels (Thông báo sau khi chọn phương án trả lời)


 Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên.
Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này.
Do tính chất đặc biệt hay của phần chèn câu hỏi trắc nghiệm nên tôi tách riêng phần này để phân tích cho mọi người đều có thể nắm rõ và thực hiện thành công tùy theo nhu cầu của bài giảng.

3.8.2.  Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice)
Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể chỉ có một lựa chọn được chọn là câu trả lời chính xác hoặc cũng có thể có nhiều lựa chọn chính xác.
Qua mình họa bằng hình trên, chắc chắn các bạn đã có thể thực hiện việc tạo ra cho mình những câu hỏi nhiều lựa chọn hoàn toàn dễ dàng.
Tuy nhiên, như đã nói nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường thì sẽ dẫn đến tính khô cứng của câu hỏi. Không phát huy được tính gợi mở cho người học. Không có tác dụng phản hồi lại thông tin giúp người học tiến bộ được.
Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học thông qua thẻ Option. Một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài giảng điện tử. Giáo viên cần khai thác triệt để chức năng này.

Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông tin phản hồi tương ứng. Giúp người học nhận ra họ trả lời đúng là vì sao? Trả lời sai cũng vì sao thông qua nút lệnh  cho từng câu trả lời.
Khi click vào nút lệnh này, một bảng với chức năng tương tự được hiển thị ra để người soạn câu hỏi có thể phản hồi lại thông tin một cách đầy đủ nhất tới người học.
Dưới đây là một ví dụ mình họa với một câu trả lời. Các chức năng cũng tương tự như phần trình bày trên nên tôi không thực hiện cụ thể với ví dụ ở dưới

Thông tin phản hồi cho người học
Sau khi hoàn thành xong các tương tác thích hợp thì một điều cũng cần thực hiện nữa đó là:
Thiết lập tên câu hỏi trong chế độ báo cáo, (phản hồi lại thông tin cho người trình bày, phần này sẽ thể hiện kỹ lưỡng trong mục sau) Ở đây ta chỉ quan tâm đến việc đặt tên cho câu hỏi để thích hợp trong phần báo cáo mà thôi.
Vì thẻ Option và Reporting ở các loại câu hỏi đều giống nhau, cho nên từ lúc này tôi chỉ còn giới thiệu khái quát cách thức tạo từng loại câu hỏi. Các chức năng tương tác đều được thực hiện như trên đã trình bày.
3.8.3. Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False)
Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án.

3.8.4. Câu hỏi dạng điền khuyết
Là loại câu hỏi mang nội dung điền vào chỗ trống. Người học sẽ hoàn thành bài tập này thông qua vấn đề điền được các nội dung thích hợp vào ô lựa chọn do người soạn câu hỏi đặt ra.
Phần câu hỏi này thường được thiết lập ở các bộ môn ngoại ngữ,…
Sau khi lựa chọn xong một từ (cụm từ), một hộp thoại sau hiện ra, hãy điều chỉnh để đạt kết quả tốt nhất.
3.8.5. Câu hỏi có trả lời gắn với ý kiến của mình
 Là loại câu hỏi mà người học có thể trả lời với ý kiến của mình. Trong đó người soạn câu hỏi có thể tạo ra những câu trả lời có thể chấp nhận.

3.8.6. Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching)
 Là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra kết quả đúng nhất.
Người học sẽ ghép những yếu tố ở cột 1 với cột 2 để cho ra kết quả.
Với loại câu hỏi này thường thích hợp cho hầu hết các môn học.

3.8.7. Loại câu hỏi điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu:
Là loại câu hỏi thăm dò ý kiến của người học. Không có câu trả lời nào là sai trong này. Người học đưa ra các quan điểm của mình trong từng nội dung mà người soạn thảo câu hỏi đưa ra.
Mức độ ý kiến mà người học có thể đưa ra trong trường hợp này là:
1)           Không đồng ý
2)           Không đồng ý ở một vài chỗ
3)           Không có đánh giá (Không ý kiến gì)
4)           Chỉ đồng ý ở một vài chỗ
5)           Đồng ý.
3.9. Thiết lập động viên:
            Trong quá trình tạo các bài tập Add Question ta có thể thiết lập âm thanh vào để động viên khích lệ hoặc thông báo khi người học chọn đúng hoặc sai đáp án. Cách làm như sau:
            Bước 1: Sau khi thiết lập xong nội dung của một bài tập, ta tích vào phương án đúng rồi chọn nút Options
            Bước 2: If correct answer (Nếu trả lời đúng – dành cho việc thông báo khi người học làm đúng); If wrong answer (Nếu trả lời sai – dành cho việc thông báo khi người học làm sai)  nhấn vào nút màu đỏ để thu âm lời động viên, để tạm dừng ta nhấn vào nút Pause (chính là nút đỏ chuyển thành), để kết thúc ta nhấn vào nút vuông màu đen. Sau khi hoàn tất nhấn vào nút tam giác để nghe thử. Trong trường hợp muốn chèn âm thanh bên ngoài (như: tiếng vỗ tay, nhạc hiệu… ta nhấn vào biểu tượng quyển sổ màu vàng đang mở, chọn file âm thanh cần chèn, nhấn ok. Để hoàn tất ta nhấn Ok
3.10. Cài đặt kết quả hiển thị
3.11. Cài đặt các kiểu thống kê
3.12. Xuất bản bài giảng điện tử:
Trong menu Adobe Presenter, chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra cho các chọn lựa Lưu trên máy tính
Có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén (mặc định *.zip) hoặc đóng gói sản phẩm lên đĩa CD.
Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý:  
và báo xem thử kết quả:


PHẦN KẾT LUẬN
- Bài giảng điện tử E_Learning thực chất là một phương tiện hỗ trợ dạy học, bản thân tự nó không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của quá trình dạy học, mọi quyết định nhằm đảm bảo những yêu cầu của một quá trình dạy học, hiệu quả mà nó mang lại đều bắt nguồn từ phía giáo viên.
- Cần phải khai thác hết khả năng hỗ trợ dạy học của bài giảng điện tử E_Learning. Đặc biệt đối với các chức năng đưa đến hiệu quả sư phạm lớn. Luôn quan tâm đến tính hiệu quả sử dụng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là sử dụng máy vi tính cần hết sức chú ý tránh sự phô trương hay lạm dụng sức mạnh của công nghệ ở những chỗ mà quá trình dạy học đã không cần đến nó.

Do thời gian nghiên cứu chỉ là một thời gian ngắn, thiết bị hỗ trợ và môi trường áp dụng dạy học E_Learning rất hạn chế, trong quá trình nghiên cứu nhiều vấn đề còn chưa rõ ràng nên tôi rất mong quý đồng nghiệp có những ý kiến đóng góp tích cực nhằm phát triển cho chuyên đề này ngày càng hoàn thiện hơn.

No comments:

Post a Comment